Bí quyết giao tiếp tự tin nơi công sở cho người rát ít nói
Để tránh những tình huống ngại ngùng khi giao tiếp, bạn có thể tập hình dung và tưởng tượng những sự việc diễn ra khi tránh giao tiếp với đối tượng nào đó, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng và bớt lo lắng hơn. Hãy hình dung người đang nói chuyện với bạn là một người thân thiết, tuy nhiên đừng quá đà quá nếu không sẽ bị “phán” là vô duyên đấy nhé!
Nói chuyện phiếm
Bạn không cần phải dùng những từ ngữ “đao to búa lớn” hay những chủ đề thuộc tầm “vĩ mô”, bằng cách nói những câu chuyện phiếm bạn hoàn toàn có thể giải quyết tình trạng nhút nhát của mình nơi công sở.
Bắt đầu bằng những câu chuyện nhỏ về thế giới xung quanh bạn, hay những vấn đề đang nóng trên mạng xã hội, thêm vào đó chút hài hước là bạn có thể cuốn hút người khác rồi!
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
Hình dung trước khi thực hiện
Để tránh những tình huống ngại ngùng khi giao tiếp, bạn có thể tập hình dung và tưởng tượng những sự việc diễn ra khi tránh giao tiếp với đối tượng nào đó, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng và bớt lo lắng hơn. Hãy hình dung người đang nói chuyện với bạn là một người thân thiết, tuy nhiên đừng quá đà quá nếu không sẽ bị “phán” là vô duyên đấy nhé!
Thái độ và từ ngữ
Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “ kiên nhẫn lắng nghe”.
Xem Thêm: Top 6 kinh nghiệm đi thực tập cho sinh viên mới ra trường
Tiếp nhận lời khen như thế nào?
Có một đặc điểm chung của người ít nói, rụt rè là đa số họ không biết nhận lời khen. Thích được khen nhưng lại “phụ” thiện chí của người khen với những lời lẽ khiêm tốn như: “Có gì đâu”, “Không phải vậy”, “Chỉ là may mắn thôi”…
Nếu bạn muốn tự tin giao tiếp, bạn phải thay đổi thái độ tiếp nhận lời khen ngay lập tức. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai. Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.
Đừng ngại nhờ vả
Những người rụt rè, ít nói thường không thích nhờ vả người khác, họ cho rằng “Người khác cũng không thích mình nhờ vả họ”. Đây chính là sự thất bại trong giao tiếp, lý do tại sao? Bởi chúng ta đang sống trong một xã hội mang đầy tính cạnh tranh, nếu bạn không cởi mở, không nhờ vả người khác những lúc khó khăn, bạn sẽ khó lòng thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tóm lại, hai trong những năng lực cần nhất để thành công là sáng tạo và giao tiếp. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người. Chúc bạn thành công!
Leave a Reply