Kinh nghiệm để tìm việc cho sinh viên kỳ nghỉ hè

Rõ ràng, thường những công việc đòi hỏi một ít chuyên môn, kiến thức mức lương khá cao nhưng số lượng không nhiều, chủ yếu sinh viên tự tìm kiếm qua bạn bè, người thân giới thiệu. Những việc này cũng ít vất vả lại rèn được nhiều kỹ năng cho bản thân như dịch thuật, nhân viên bán hàng, làm dự án kinh doanh, phụ tour du lịch, dạy ngoại ngữ…

Mặc dù, đối với nhiều bạn sinh viên hè là thời gian nghỉ ngơi sau những tháng thi cử vất vả, nhưng với nhiều bạn đây là cơ hội làm thêm để kiếm ít khoản thu nhập trang trải cuộc sống cho năm học mới sắp tới. Không chỉ vậy, đây là dịp bươn chải cuộc sống, rèn nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy kỹ năng cho bản thân, để các bạn sinh viên khi ra trường có cơ hội làm việc tốt hơn. Tuy vậy, không phải bạn nào cũng có thể tự tìm được một công việc phù hợp với năng lực cũng như hoàn cảnh của bản thân. Dưới đây là chia sẻ công việc của nhiều bạn sinh viên trong dịp nghỉ hè, hãy xem các bạn ấy làm những gì để nâng cao kỹ năng cũng như có thêm thu nhập cho chính mình nhé:

Đa dạng việc làm cho sinh viên

Năm nay, công việc làm thêm có vẻ sôi động và các mức thu nhập tăng lên so với năm trước. Ngoài các công việc bán thời gian quen thuộc thu nhập 10.000 – 35.000 đồng/giờ tùy từng công việc khác nhau, tại Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM (33 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) mấy tuần qua đông nghẹt sinh viên đến tìm việc. Những công việc được yêu thích là khảo sát thị trường, trực tổng đài điện thoại, giúp việc nhà, bảo vệ, nhân viên bán hàng, thu ngân, phục vụ nhà hàng tiệc cưới…

 

Kinh nghiệm

 

Bạn Trung Duy (SV năm 2 ĐH Kinh tế luật – ĐH Quốc gia TP.HCM) trong thời gian nghỉ hè nhận dạy tin học cho học sinh tiểu học tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Bình Dương. Mỗi tuần Duy dành ra ba buổi sáng thứ hai, tư, sáu để đến lớp. Tùy số lượng học sinh, Duy thu nhập trung bình trên 2 triệu đồng/tháng. Ngoài thời gian dành cho việc dạy học, Duy còn đầu tư cho website bán áo thun được hùn vốn bởi nhóm bạn năm người.

 

Bạn Duy chia sẻ: “Mình học về ngành thương mại điện tử nên muốn thử sức với việc bán hàng qua mạng. Gọi là kinh doanh nhưng chủ yếu để mình có thêm kinh nghiệm”. Thông qua bạn bè giới thiệu, Huyền Linh (sinh viên khoa địa lý ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM) tìm được công việc làm nhân viên tư vấn qua điện thoại cho một công ty tư vấn du học với mức lương 15.000 đồng/giờ. Linh chia sẻ: “Công việc cũng đơn giản và môi trường làm việc khá thân thiện. Nó giúp mình có thêm thu nhập, tự tin hơn trong giao tiếp và biết cách ứng xử trong nhiều trường hợp khác nhau”.

 

Kinh nghiệm

 

Tìm việc đúng chuyên ngành học có khó hay không

Với khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật, Lan Duyên (ĐH Mở TP.HCM) xin được chân phục vụ tại một nhà hàng Nhật ở Q.1 với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Theo Duyên, ngoài thu nhập thì công việc mang lại cho bạn cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật với những vị khách Nhật. Còn Thạch Thảo (ĐH Sư phạm TP.HCM) nhận thêm ba lớp dạy kèm với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. Công việc này còn giúp Thảo có thêm kinh nghiệm giao tiếp, ôn lại những kiến thức, đặc biệt là rèn kỹ năng sư phạm.

 

Trong khi đó, nhóm sinh viên năm 3 khoa du lịch ĐH Văn hóa TP.HCM lại chọn những ngày hè là cơ hội trải nghiệm, thực tập nghề nghiệp khi nhận tour, các sự kiện, trò chơi bãi biển. Theo bạn Phú Thuận, do nhóm đều học ngành hướng dẫn viên du lịch, tranh thủ hè đi làm hướng dẫn, các công việc liên quan đến du lịch không những giúp bản thân nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ mà còn tự tin với nghề nghiệp sau này khi đi làm. Mức thù lao một ngày Thuận và nhóm bạn nhận được từ 200.000 – 400.000 đồng/ngày.

Không phải ai cũng tìm được việc đúng chuyên ngành

“Ngành này làm mức thù lao khá cao nhưng không phải ngày nào cũng có việc. Mình cố gắng làm thêm để dành tiền vô năm đóng học phí và tiền đi tour thực tế xuyên Việt của trường”, bạn Thanh Tú nói. Hầu hết sinh viên đều mong tìm được một công việc làm thêm đúng chuyên ngành mình học. Tuy nhiên, để tìm được một công việc như vậy không phải dễ. Một số bạn cho rằng tuy không tìm được việc làm thêm phù hợp chuyên môn, nhưng cũng mang lại cho bạn một số kinh nghiệm quan trọng khác. Hè cũng là thời gian sinh viên tìm đến các khu công nghiệp, thử kinh doanh, chạy sự kiện, làm MC, nhận tài liệu về dịch thuật…Mỗi công việc đều giúp sinh viên có một trải nghiệm cuộc sống, từ đó tích lũy cho bản thân những bài học, kỹ năng cần thiết.
Rõ ràng, thường những công việc đòi hỏi một ít chuyên môn, kiến thức mức lương khá cao nhưng số lượng không nhiều, chủ yếu sinh viên tự tìm kiếm qua bạn bè, người thân giới thiệu. Những việc này cũng ít vất vả lại rèn được nhiều kỹ năng cho bản thân như dịch thuật, nhân viên bán hàng, làm dự án kinh doanh, phụ tour du lịch, dạy ngoại ngữ…

Chính sách Kinh Tế
Phong cách Cuộc Sống
Tin Tức Doanh nghiệp
Tin Tức Giáo dục
Quản trị Doanh Nghiệp
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>