Những dấu hiệu cho thấy là bạn đang bị trầm cảm trong công việc

Khi bạn chán nản, những suy nghĩ tiêu cực sẽ bắt đầu xuất hiện, như: “Mình sẽ không đời nào được thăng chức” hay “Mình sẽ chỉ luôn bị sếp rầy la”. Những suy nghĩ vô căn cứ như vậy sẽ chỉ khiến tâm trạng bạn thêm u ám mà thôi. Do đó, bạn hay viện cớ ốm để được ở nhà.

là một trong những hội chứng tâm lý thường gặp nhất trong cuộc sống nhiều áp lực ngày nay. dẫn tới nhiều hành vi tiêu cực, thậm chí là tự sát. Nếu như bạn có nhiều hơn 4 dấu hiệu dưới đây và chúng diễn ra hàng ngày, kéo dài từ 2 tuần trở lên, gây ảnh hưởng xấu đến bạn (trở thành rào cản cho bạn trong công việc, trong đời sống gia đình, gặp gỡ bạn bè…) thì bạn thực sự cần gặp bác sỹ.

Thường xuyên lo âu và mệt mỏi khi nghĩ tới công việc

Một đặc điểm nhận biết của người bị trầm cảm là nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người xung quanh ngại tiếp xúc. Do đó, đôi khi chính những xung quanh lại vô tình càng khiến bạn càng trở nên cô độc, lẻ loi hơn. Do đó, bạn hay có thái độ gắt gỏng, cáu gắt là một biểu hiện về sự khó chịu ở những người mắc chứng bệnh trầm cảm này.

Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm

 

Vô cảm

Vì ở trạng thái quá mệt mỏi nên bạn dường như không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Phần cảm xúc ở những người trầm cảm thường xuyên bị tê liệt, bạn thấy trống rỗng và vô cảm với mọi thứ xung quanh. Bạn sẽ không cảm thấy hứng thú với bất cứ hoạt động nào trong ngày. Dù cho đang xem một bộ phim hài, một cuốn truyện vui hay xem chương trình truyền hình vui nhộn… với họ, tất cả chỉ “nhạt như nước ốc”.

“Sợ” việc

Khi bạn chán nản, những suy nghĩ tiêu cực sẽ bắt đầu xuất hiện, như: “Mình sẽ không đời nào được thăng chức” hay “Mình sẽ chỉ luôn bị sếp rầy la”. Những suy nghĩ vô căn cứ như vậy sẽ chỉ khiến tâm trạng bạn thêm u ám mà thôi. Do đó, bạn hay viện cớ ốm để được ở nhà.

Xem Thêm:  Top 5 kinh nghiệm cần biết khi đi thực tập cho sinh viên ngành xây dựng

Rối loạn giấc ngủ

Ngủ nhiều hơn là một cách mà những người trầm cảm trốn tránh nỗi buồn. Giấc ngủ trở thành nơi để họ ẩn náu mình khỏi sự tuyệt vọng. Ngược lại, cũng có một số người bị trầm cảm thường thấy bồn chồn, ngủ không sâu giấc hoặc thậm chí là mất ngủ. Rối loạn giấc ngủ không chỉ là lời cảnh báo cho căn bệnh này mà còn có thể khiến nó trầm trọng hơn. Khi bạn không ngủ đủ giấc, đồng hồ sinh học sẽ bị đảo lộn, bạn sẽ càng mệt mỏi và kém tập trung hơn.

 

Không thể tập trung

Liên tục quên deadline, trễ giờ, quên công việc? Cảm thấy tâm trí như một bức ảnh nhạt nhoà? Sự bối rối làm bạn chẳng thể đưa ra quyết định và chọn lựa? Những suy nghĩ buồn bã cùng sự trống rỗng khiến bạn như ngã vào màn sương mù dày đặc không tìm ra lối đi để rồi gây ảnh hưởng đến công việc, trí nhớ và kỹ năng ra quyết định. Sự kém tập trung sẽ gây ra những quyết định sai lầm hoặc là tiền đề cho những hành vi nguy hiểm, không thể kiểm soát.

Cảm thấy vô dụng

Những người bị trầm cảm thường xuyên cảm thấy bản thân vô dụng, không có hứng thú làm việc. Liên tục hạ thấp mình, luôn so sánh với người khác và tự đưa mình vào trạng thái mệt mỏi do lấn sâu vào cảm giác tự ti vì mình vô dụng, không đáng để sống và luôn mong muốn được chết để giải thoát khỏi cảm giác ấy.

Nỗi buồn tối chủ Nhật

Nếu công việc đang khiến bạn khổ sở, nỗi sợ hãi thậm chí sẽ bắt đầu từ chiều chủ Nhật, khi mà thứ Hai đang tới gần. Bạn sẽ thấy lo lắng, áp lực hoặc chỉ đơn giản là buồn bã khi nghĩ tới tuần làm việc mới. Khi nghĩ tới cảnh đi làm và lặp lại mọi thứ một cách tẻ nhạt, bạn sẽ không muốn bước chân ra khỏi giường và đến công sở.

Khi có những dấu hiệu trên, bạn cần:

Tham gia các hoạt động tập thể để thấy mình có ích và được người khác quý mến.

  • Giữ tinh thần thoải mái và làm những việc mình thích.
  • Tâm sự với bạn bè, người thân để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
  • Khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý, uống thuốc và theo dõi thêm.

Trầm cảm là một căn bệnh thật sự và vô cùng nguy hiểm nếu không được quan tâm, chữa trị kịp thời. Đừng thờ ơ với nó bởi nó có thể tước đi mạng sống của bạn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>