Kỳ lạ về những ‘bóng điện’ dưới đáy đại dương
-
Những zooids màu đỏ được giao nhiệm vụ dùng xúc-tu giăng bẫy bắt mồi vô ý đi qua. Những chú cá nhỏ là nạn nhân dễ mắc bẫy với đám mồi huỳnh quang hấp dẫn này. Những đám huỳnh quang màu đỏ tự đu đưa hoàn toàn vô hại, nhưng gần đó là những xúc-tu được trang bị tế bào gai điện có khả năng hạ gục những chú cá nhỏ một cánh nhanh gọn.
Màn đêm dưới biển sâu được khoác lên những sắc màu huyền ảo của những sinh vật tỏa hào quang giống như buổi trình diễn pháo hoa. Bạch tuộc phát sáng, tôm phun bùn xanh, cá mắt lồi là những sinh vật kỳ lạ với ánh sáng phát ra dưới đại dương.
-
1
Bạch tuộc phát sáng
Loài bạch tuộc này cư trú tại vùng biển sâu, có bộ xúc-tu đặc biệt, tỏa sáng lấp lánh. Những loài giáp xác bị cuốn hút xông tới đều trở thành con mồi cho những chú bạch tuộc này. Bộ xúc-tu của bạch tuộc như những cánh tay vồ lấy và tiết ra chất nhầy để khống chế con mồi. Đồng thời, thứ ánh sáng này còn làm cho kẻ thù phải giật mình bỏ chạy.
-
Hãy nhanh tay nắm bắt các thông tin mới nhất trong ngày về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, những tin tức mới nhất về thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để tìm lấy cơ hội làm giàu tìm hiểu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!
2Tôm phun bùn xanh
Một số loài trong đó có tôm biết cách chạy thoát khi bị đe dọa bằng cách lẩn sau vầng hào quang sinh học. Khi phải đối mặt với kẻ thù, những chú tôm màu đỏ tươi phun ra dung dịch màu xanh rực rỡ từ bộ râu của nó vào trong nước. Luồng ánh sáng ngắn ngủi làm choáng váng đối phương, và tạo ra khoảng thời gian quý giá để chú tôm lùi về nơi trú ẩn an toàn.
-
3
Mực ống pha lê
Không giống như những sinh vật khác, mực ống pha lê được coi là bậc thầy của ngụy trang bằng dạ quang. Sinh vật này dùng ánh sáng như một chiếc áo choàng để che ánh mắt tò mò của những loài săn mồi khác.
Ngoại trừ cặp mắt mờ đục và những đốm hình thành bằng tế bào dạ quang bao phủ trên cơ thể ra thì các bộ phận còn lại của mực pha lê gần như trong suốt. Nhưng loài săn mồi có thể sử dụng kỹ thuật rà soát những dòng nước chảy qua để tìm kiếm thức ăn. Để vô hiệu hóa đối phương, mực pha lê sử dụng bộ đèn phát sáng hình chữ U nằm tại cặp mắt của chúng, luồng sáng phát ra có tác dụng xóa bóng hình làm mờ mắt kẻ săn mồi. Hiệu quả của chiến thuật này được thể hiện qua cường độ ánh sáng và màu sắc phát ra.
-
4
Cá mắt lồi kỳ lạ
Sống dưới vùng biển sâu tối tăm, loài cá này có cặp mắt lồi phát sáng màu xanh. Các sắc tố huỳnh quang màu xanh lá cây trong mắt của chúng hoạt động giống như một bộ lọc quang học, hấp thụ ánh sáng màu xanh lam của biển sâu.
-
5
Tôm bọ ngựa
Loài tôm sống tại vùng biển nhiệt đới mang những hình dạng khác nhau với 3 màu vỏ. Những ánh sáng phân cực theo từng đợt sóng tạo thành những hình thù đơn lẻ khác nhau. Đây chính là khả năng giúp cho loài tôm này bắt được những sinh vật trong suốt.
Dưới đáy biển, những chú tôm này đào hang để ẩn náu, cặp mắt của chúng thò ra có thể liên lạc với những loài khác. Sắc tố do hấp thụ màu lục lam của biển khơi và phát xạ vàng xanh tạo thành những đốm sáng trên vỏ tôm. Dạ quang không chỉ giúp cho những thành viên trong đàn nhận ra nhau, mà còn cho phép tôm bọ ngựa khoe sắc để con đực tìm đến với con cái và đe dọa những kẻ rình rập tấn công.
-
6
Phát sáng nhờ cộng sinh
Thoạt nhìn qua những chú mực ống Hawaii này giống như những loài sinh vật thân mềm phát sáng khác. Dạ quang được sử dụng để kiếm thức ăn, liên lạc với những thành viên trong bầy, che mắt kẻ thù săn mồi.
Nhưng thay vì tự sản xuất ra ánh sáng, mực ống dựa vào một loại vi khuẩn phát quang sống ký sinh trong cơ quan phát sáng của nó. Chúng nương tựa vào nhau, trao đổi nguồn dinh dưỡng, và vi sinh vật cung cấp cho mực ống khả năng phát sáng.
Mối quan hệ cộng sinh này được bắt đầu ngay từ lúc mới sinh. Sau khi chui ra khỏi vỏ trứng, mực ống non đã tuyển mộ những sinh vật sẵn có trong môi trường, và chúng khởi động quá trình cứ trú ở cơ quan phát sáng.
Nghiên cứu cho thấy mực ống có thể điều khiển cường độ phát sáng do vi sinh vật kích thích để thích hợp với ánh sáng dòng nước sâu.
-
7
“Xã hội hữu cơ”
Loài sinh vật mới được các nhà hải dương học khám phá và được gọi là “xã hội hữu cơ”. Chúng sinh trưởng theo cụm với cấu trúc đặc biệt kiểu zooids. Mỗi thành viên đảm nhận một chức năng riêng như cho ăn hoặc sinh sản.
Những zooids màu đỏ được giao nhiệm vụ dùng xúc-tu giăng bẫy bắt mồi vô ý đi qua. Những chú cá nhỏ là nạn nhân dễ mắc bẫy với đám mồi huỳnh quang hấp dẫn này. Những đám huỳnh quang màu đỏ tự đu đưa hoàn toàn vô hại, nhưng gần đó là những xúc-tu được trang bị tế bào gai điện có khả năng hạ gục những chú cá nhỏ một cánh nhanh gọn.
-
8
Rết phun hỏa mù
Loài rết nhỏ tomopteris có thể phun ra những bơi chèo màu vàng óng trông giống tia chớp điện khi chúng bị quấy rầy.
Những con rệp biển khác có thể giải phóng các phần tử màu xanh vào trong làn nước để tự làm giảm độ ngon ăn trước mắt loài săn mồi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là một chức năng tự vệ đặc biệt hiệu quả của rệp biển bởi vì chỉ có một vài loài sinh vật đáy biển có khả năng nhìn thấy dạ quang màu vàng óng.
Quản trị Doanh Nghiệp |
Hồ sơ Doanh Nghiệp |
Chuyện Doanh Nhân |
Tin Tức Giải Trí |
Chính sách Kinh Tế |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply