Các điều cần làm trước khi nghỉ việc
Khi quyết định nghỉ việc, bạn nên cân nhắc và đưa ra nguyên do xin nghỉ việc hợp lý mà không để lại ấn tượng xấu với sếp và đồng nghiệp. Thay vì nói về những gì bạn không thích ở công việc, hãy giải thích lý do tại sao bạn không thể từ chối cơ hội mới đến với mình. Bạn có thể nói về mong ước được khám phá một công việc, lĩnh vực mới hoặc muốn được phát triển thêm bản thân, trau dồi kinh nghiệm. Hãy trung thực nhưng cũng phải thật tinh tế.
1.Đánh giá lại bản thân
Nhìn nhận và đánh giá lại bản thân là việc bạn cần làm sau khi trải qua quá trình làm việc cùng với quản lý và đồng nghiệp trong công ty, từ đó rút ra ưu – khuyết điểm của bản thân, những gì đã làm được và chưa làm được.
Nếu bạn biết chắc chắn về nhu cầu và mong muốn của bản thân, thì sẽ dễ dàng hơn để tìm kiếm một hướng phát triển lâu dài cho sự nghiệp của bạn. Bạn có thể chuyển sang một công việc mới, công ty mới, thậm chí một lĩnh vực mới. Khi bạn hiểu được chính mình, bạn sẽ biết bản thân đang thiếu gì và cần làm gì để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
2.Hãy kín đáo
Dù bạn chán nản, thất vọng về công ty hay đồng nghiệp nơi làm việc cũ đến đâu đi chăng nữa thì cũng không nên rêu rao khắp nơi về điều đó và mong muốn ra đi bằng bất cứ giá nào. Điều này chỉ khiến cho việc xin nghỉ của bạn gặp khó khăn hơn, đồng thời để lại ấn tượng xấu với sếp và đồng nghiệp cũ. Bạn nên kín đáo giữ bí mật về tất cả thông tin của công ty, lặng lẽ tìm kiếm một công việc mới phù hợp với nguyện vọng hiện tại, khi chắc chắn về điều đó thì bạn mới nên đề đạt nguyện vọng xin nghỉ của mình bằng thái độ khiêm nhường, trình bày lý do khéo léo và thấu tình đạt lý.
Xem Thêm: Top 6 bí quyết giúp bạn vượt qua giai đoạn thử việc nhẹ nhàn nhất
3.Tiết kiệm
Không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ tìm ngay được một công việc sau khi nghỉ việc. Thậm chí ngay cả khi bạn có được công việc liền sau đó thì cũng phải mất đến ít nhất hơn 1 tháng sau bạn mới nhận được lương. Vậy nên, hãy lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu ngay khi bạn xác định rời bỏ công việc, ít nhất là số tiền tương ứng với 6 tháng lương để cho bạn có nhiều thời gian hơn khi tìm kiếm công việc mới. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ kỹ càng về quyết định trong tương lai mà không chịu quá nhiều áp lực về chi phí – vật chất.
4.Chọn lí do nghỉ việc hợp lý
Khi quyết định nghỉ việc, bạn nên cân nhắc và đưa ra nguyên do xin nghỉ việc hợp lý mà không để lại ấn tượng xấu với sếp và đồng nghiệp. Thay vì nói về những gì bạn không thích ở công việc, hãy giải thích lý do tại sao bạn không thể từ chối cơ hội mới đến với mình. Bạn có thể nói về mong ước được khám phá một công việc, lĩnh vực mới hoặc muốn được phát triển thêm bản thân, trau dồi kinh nghiệm. Hãy trung thực nhưng cũng phải thật tinh tế.
5.Tạo thuận lợi cho quá trình chuyển việc trơn tru
Bước này sẽ giúp bạn có được thiện chí từ những người quản lý và đồng nghiệp tại nơi làm việc. Khi bạn nói với sếp về chuyện xin nghỉ việc, hãy hỏi ý kiến về việc bạn có nên dành thời gian bàn giao để nhân viên mới tiếp nhận công việc được dễ dàng hơn hay không. Bạn có thể đưa ra người thay thế hoặc một kế hoạch tuyển dụng mới nhằm bù đắp chỗ trống mà bạn để lại. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian hoàn thành nốt những nhiệm vụ hay dự án còn đang dang dở và có khả năng cao gây khó khăn cho người khác.
Điều đáng lưu ý là hãy làm việc với tinh thần tập trung cao độ, không nên lơ là, luôn thể hiện sự nghiêm túc trong công việc của bạn từ đầu đến cuối. Như vậy, bạn sẽ có trong tay những lời nhận xét tốt đẹp từ sếp và đồng nghiệp cũ, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh sau này. Và biết đâu, trong tương lai, bạn sẽ được mời làm việc tại chính công ty cũ cho một vị trí cấp cao hơn thì sao. Chúc bạn may mắn và thành công.
Leave a Reply