Nền giáo dục kỳ lạ ở Israel: Học sinh cuối cấp chỉ mơ ước vào quân đội
Theo số liệu của tổ chức OECD (Organization for Economic Cooperation and Development), 45% người Israel có trình độ đại học – thuộc nhóm cao nhất thế giới. Đồng thời, Israel cũng xếp thứ 2 trong số 60 quốc gia phát triển theo tiêu chí “có nền giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cạnh tranh”.
Điều này cũng giống như việc học sinh ở khắp nơi miệt mài học để vào được Harvard, Princeton hay Yale – những trường đại học hàng đầu thế giới, thì những học sinh 17 tuổi ở Israel lại tôi luyện bản thân để có thể vào được các khóa huấn luyện phi công, “sayarot” – đơn vị biệt kích của hải quân, lính dù, lữ đoàn bộ binh, đơn vị tình báo tinh hoa 8200, sư đoàn hệ thống máy tính Mamram… – những đơn vị ưu tú nhất của quân đội Israel.
Chúng tôi chuyên cung cấp thông tin mơi, các ý tưởng khởi nghiệp mới, khám phá các kiến thức về sức khỏe, cách sống khỏe trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu về mọi vấn để như tài chính, tiền ảo, thị trường kinh tế
Quá kỳ lạ phải không? Tuy nhiên đây không phải là điều ngạc nhiên duy nhất ở một đất nước nhỏ bé mà cả thế giới đang dùng từ “hiện tượng” hay “kỳ tích” để chỉ về Israel.
Theo cuốn Quốc gia khởi nghiệp – Câu chuyện thần kỳ về nền kinh tế Israel, số lượng các công ty Israel có tên trên sàn chứng khoán Nasdaq nhiều hơn tất cả các công ty của châu Âu cộng lại. Israel cũng là quốc gia có mật độ doanh nghiệp mới thành lập nhiều nhất thế giới. Các tập đoàn đa quốc gia đều chọn Israel để xây dựng các bộ phận chiến lược có tầm quan trọng “độc nhất vô nhị”: Intel, eBay, Google, Cisco, Microsoft…
Nếu so sánh với Việt Nam, Israel có diện tích nhỏ hơn nước ta 12 lần, dân số ít hơn 11 lần và tài nguyên khô hạn toàn sa mạc, nhưng GDP đầu người của Israel cao gấp 23 lần nước ta (theo số liệu Liên Hợp Quốc năm 2011, GDP của Việt Nam là 1.392 USD/người/năm so với Israel là 31.123 USD/người/năm).
Và bạn có thể sẽ còn kinh ngạc hơn khi biết nền giáo dục đại học của Israel ưu việt tới mức nào. Tính tới thời điểm hiện tại, Israel có 8 trường đại học và 27 trường cao đẳng. 4 trong số đó nằm trong top 150 trường đại học hàng đầu thế giới và 7 trường nằm trong số 100 trường hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương (không trường nào trong số này là cơ sở vệ tinh của một trường đại học nước ngoài). Israel hiện có nhiều kỹ sư và nhà khoa học bình quân theo đầu người cũng như nhiều bài báo khoa học tính theo đầu người nhiều hơn bất cứ quốc gia nào – 109 bài báo trên 10.000 người.
Tuy nhiên, học đại học lại không phải là sự lựa chọn số 1 đối với những học sinh sắp tốt nghiệp bậc phổ thông trung học tại Israel.
Một năm trước khi đủ tuổi nghĩa vụ quân sự, tất cả các nam nữ thanh niên 17 tuổi Israel đều phải đến trình diện tại các trung tâm tuyển quân của quân đội và trải qua các đợt kiểm tra tâm lý, năng khiếu, phỏng vấn, khám sức khỏe. Các ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe, tính cách, năng khiếu sẽ được trao cơ hội làm các bài kiểm tra phụ để được chọn vào các đơn vị hoặc sư đoàn tinh nhuệ trong quân đội Israel. Tại Israel, những cơ sở đào tạo quốc gia được đánh giá là ngang hàng với Harvard, Princeton và Yale chính là các đơn vị tinh nhuệ của quân đội Israel.
“Ở Israel, quá khứ quân ngũ của một người đôi khi còn quan trọng hơn quá khứ học hành của họ. Một trong những câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong buổi phỏng vấn là Bạn đã phục vụ ở đơn vị nào trong quân đội” – Gil Kerbs, cựu sĩ quan tình báo hiện làm việc trong ngành đầu tư mạo hiểm chuyên về thị trường Trung Quốc cho hay.
Sự khác biệt còn thể hiện ở chỗ, nếu như quân đội các nước khác chỉ có thể tuyển quân từ những người tình nguyện thì quân đội Israel được quyền chọn những người giỏi nhất. Ngay cả ở Mỹ với học viện quân sự danh tiếng như West Point cũng chỉ có thể hy vọng những người giỏi nhất tìm đến với mình. Họ không có khả năng nghiên cứu học bạ của từng học sinh trung học và mời những người đạt thành tích cao nhất cạnh tranh với những người đồng lứa tài năng nhất như quân đội Israel.
Tuy nhiên, tham gia nghĩa vụ quân sự không có nghĩa là các học sinh Israel không vào đại học. Tới 18 tuổi, mỗi người Israel sẽ và quân đội tối thiểu 2 – 3 năm. Sau đó, nếu không tại ngũ, họ sẽ vào đại học.
Theo số liệu của tổ chức OECD (Organization for Economic Cooperation and Development), 45% người Israel có trình độ đại học – thuộc nhóm cao nhất thế giới. Đồng thời, Israel cũng xếp thứ 2 trong số 60 quốc gia phát triển theo tiêu chí “có nền giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cạnh tranh”.
Sau khi học xong đại học, sinh viên tốt nghiệp đã ở độ tuổi 25. Điều này khiến đầu óc họ “đã ở một vị trí rất khác so với người Mỹ cùng tuổi”.
Những năm hoạt động trong quân đội, một thanh niên Israel đáng nhẽ ở độ tuổi đi học đã phải ở trong môi trường đòi hỏi tự suy nghĩ và đưa ra những quyết định sống còn. Thay vì các khái niệm như “bùng học”, đi chơi, tuổi trẻ, bạn sẽ phải học cách tuân thủ kỷ cương, rèn luyện trí não không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt nếu bạn ở tiền tuyến hoặc tham gia hoạt động quân sự. Điều này giúp cho thanh niên Israel có được kinh nghiệm, quan điểm và sự trưởng thành ở tuổi còn rất trẻ.
Đại tá John Lowry là một trường hợp điển hình của những tấm gương làm việc thành công sau khi gia nhập quân sự.
John Lowry gia nhập binh chủng lính thủy đánh bộ sau khi tốt nghiệp trung học và đã phục vụ trong quân đội chính quy và trong lực lượng dự bị suốt 25 năm qua. Tốt nghiệp đại học Princeton, John Lowry có bằng MBA của HBS và là một trong những lãnh đạo của Harley-Davidson – hãng sản xuất dòng xe mô tô sang trọng có giá trị hàng tỷ USD. Nhưng Lowry vẫn chỉ huy một ngàn lính thủy đánh bộ và di chuyển đến nhiều căn cứ dự bị trên khắp nước Mỹ vào hai dịp cuối tuần mỗi tháng.
Nói về nền giáo dục khá kỳ lạ của đất nước mình, Lowry cho biết: “Quân đội tuyển dụng bạn khi bạn còn trẻ và họ giúp bạn nhận ra rằng khi phụ trách một việc gì đó, bạn phải chịu trách nhiệm cho mọi việc xảy ra và cả những việc không xảy ra. Câu nói không phải lỗi của tôi không tồn tại trong văn hóa quân đội. Không trải nghiệm đại học nào dạy bạn như vậy. Rủi ro cao và áp lực căng thẳng. Khi bạn phải chịu áp lực ở tuổi còn trẻ như vậy, bạn buộc phải tư duy trước ba đến bốn nước cờ, với tất cả những gì bạn có, trên chiến trường lẫn trong kinh doanh”.
Gary Shainberg – Phó chủ tịch lĩnh vực sáng tạo và công nghệ của Bristish Telecom trong một buổi phỏng vấn vào tháng 8/2008 đã từng nhận xét: “Có điều gì đó trong gene sáng tạo của người Israel mà ta không thể giải thích được. Tôi nghĩ nó đến từ sự trưởng thành. Bởi không đâu trên thế giới, người ta vừa làm việc trong một trung tâm sáng tạo công nghệ lại vừa tham gia nghĩa vụ quân sự”.
Tin Tức Giải Trí |
Nội – Ngoại Thất |
Chính sách Kinh Tế |
Nghề nghiệp Kinh Doanh |
Thông Tin Khởi Nghiệp |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply