Những cách để làm ít hơn nhưng mà hiệu quả hơn là cứ cắm mặt vào làm việc vô tri vô thức

Xã hội truyền cho chúng ta suy nghĩ rằng ta phải nhồi nhét càng nhiều thứ vào cuộc sống càng tốt, làm được càng nhiều thứ trong ngày càng tốt. Họ cho chúng ta suy nghĩ rằng làm 20 thứ trong ngày sẽ tốt hơn hoàn thành 10 thứ một ngày, cho dù 20 thứ kia chẳng mấy quan trọng. Đừng tập trung làm quá nhiều thứ cùng một lúc, chúng ta chẳng thể nào làm nổi đâu.
Không phải lúc nào nhiều cũng đồng nghĩa với thành công nhiều hơn. Có rất nhiều người tiêm nhiễm suy nghĩ rằng chúng ta luôn luôn phải chăm chỉ thì mới có được thành công. Thế nhưng, là một người đã đi làm chắc bạn sẽ hiểu rằng work smarter bao giờ cũng hiệu quả hơn work harder.
 
Tác giả Greg McKeown cũng có cùng suy nghĩ như trên. Trong cuốn sách của công có chỉ ra cách thức để chúng ta làm việc ít hơn thế nhưng hiệu quả hơn rất nhiều những con trâu cày chỉ biết cắm đầu vào làm việc.
 
McKeown chỉ ra rằng để làm mọi thứ hiệu quả, chúng ta phải có được sự tập trung đồng thời là cách thức phân bố công việc. Dưới đây là 3 điểm mà tác giả McKeown đưa ra để làm việc ít hơn mà hiệu quả vẫn cao hơn.
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
 
Tập trung làm chỉ 5 thứ mỗi ngày
 
Xã hội truyền cho chúng ta suy nghĩ rằng ta phải nhồi nhét càng nhiều thứ vào cuộc sống càng tốt, làm được càng nhiều thứ trong ngày càng tốt. Họ cho chúng ta suy nghĩ rằng làm 20 thứ trong ngày sẽ tốt hơn hoàn thành 10 thứ một ngày, cho dù 20 thứ kia chẳng mấy quan trọng. Đừng tập trung làm quá nhiều thứ cùng một lúc, chúng ta chẳng thể nào làm nổi đâu.
 
Trong cuốn sách của McKeown có nói thay vì làm nhiều thứ, hãy tập trung làm những điều quan trọng. Không quan trọng 5 việc bạn hoàn thành được trong ngày là gì, miễn là nó đúng với bạn, bạn cảm thấy thoải mái và hoàn thành nó đúng hẹn. Chỉ cần hoàn thành 1 điều thôi cũng được, bạn sẽ thấy nó thoải mái, mãn nguyện hơn rất nhiều so với làm 20 thứ nhưng mỗi thứ chỉ xong nửa vời.
 
Hãy học Mark Zuckerberg trong cách anh ấy tiếp cận với những thứ mới. Trước khi làm điều gì đó, Mark luôn hỏi mình: “Tại sao mình lại làm việc này? Tại sao không phải là người khác làm nó?…”, những câu hỏi như thế sẽ giúp bạn xác định được mục đích thứ mình làm và nó có nghĩa với bạn đến đâu.
 
Đừng để sự phân tâm thay đổi ưu tiên của bạn
 
Trong thời kì hiện đại, nhân viên văn phòng nào mà chẳng một tay kè kè điện thoại, tay kia thì gõ máy tính hay lướt giấy tờ lia lịa. Chúng ta có khả năng kết nối quá rộng, có khả năng kiểm soát quá nhiều thứ và tất nhiên nó cũng tạo nên quá nhiều sự phân tâm.
 
Mặc dù vậy, đừng yêu cầu đồng nghiệp hay sếp tạo ra một môi trường làm việc không email, không thông báo.
 
Vì sao? Vì có quá nhiều thứ khiến bạn phân tâm ngoài email, từ mạng xã hội, tin nhắn người thân cho tới những thông báo cập nhật mới… Bạn phải học cách kiềm chế nhu cầu của mình thì mới có thể tập trung cho những thứ to lớn hơn.
 
Và kết quả sẽ là gì? Một khi tập trung hơn, ít bị phân tâm hơn, những thứ bạn làm sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều. Một ngày làm việc không có thông báo điện thoại hay những tin nhắn mạng xã hội, bạn sẽ nhận ra mình làm được nhiều hơn những gì mình nghĩ.
 
Học cách nói không với những thứ chẳng quan trọng
 
Một người chăm chỉ sẽ luôn nói có, họ đồng ý với tất cả mọi thứ. Người khác nhờ họ bê nước? Được thôi, nhờ lấy hộ giấy tờ ở phòng khác, đi photocopy hay bê hộ máy tính đi sửa chữa? Tất nhiên họ sẽ đồng ý. Thế nhưng, bạn có nhận thấy rằng nó làm bạn tốn quá nhiều thời gian?
 
Mục tiêu của chúng ta là dành ít thời gian và đạt được hiệu quả công việc cao thế nên ta sẽ chỉ nói có với những thứ quan trọng, cần thiết hay thiết thực cho những gì bản thân đang làm. Nói “không” chẳng bao giờ là điều đơn giản, tất cả những người cần giúp đỡ hẳn sẽ muốn được giúp rồi.
 
Thế nhưng, bạn phải làm quen với nó, hãy nói không với những thứ bạn không quan tâm, không thiết thực hay không mang lại lợi ích. Một khi người khác quen với việc bạn nói không, họ sẽ chẳng còn nhờ vả bạn nữa và khoảng thời gian quý giá sẽ trở lại với mình.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>